Máy in phun Willett 43S

Máy in phun Domino

Máy in Hitachi

Dung môi pha mực

Lọc mực

Mực in

Mực ruy băng

BẢN THÉP

MÁY IN VJET1040

Sản phẩm mới

Hỗ Trợ Online

Hotline:
  •   Mr. Trí
    0908 234 575  0908 234 575
    congtychutoan@gmail.com  congtychutoan@gmail.com

Thông tin chi tiết

Tham gia TPP: Cơ hội cho ngành da giầy phát triển

( 26-03-2015 - 08:35 AM ) - Lượt xem: 622

Khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là Hiệp định TPP) cơ hội xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu hiện tại từ 3,5 - 57.4% để hưởng ưu đãi các dòng sản phẩm da giày về mức 0% đến gần, tạo điều kiện cho ngành da giầy tăng trưởng xuất khẩu.

CôngThương - Ngành da giày Việt Nam là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng GDP của quốc gia. Hiện nay, giá trị gia tăng từ ngành này chưa cao bởi chủ yếu là gia công, vì thế ngành da dầy phải chịu sức ép về giá cả, chất lượng, nguồn nhân lực…

Quan điểm và hành động của Hiệp hội Da- giày- Túi xách Việt Nam (Lafaso)- cho rằng: Khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định TPP thì lợi thế trước tiên là xóa bỏ mức thuế hiện tại từ 3,5 - 57.4% để hưởng ưu đãi các dòng sản phẩm da giày về mức 0%, từ đó giúp DN ngành da giày tăng trưởng xuất khẩu. Hiện nay, ngành Da giày là một trong những ngành quan trọng trong đàm phán của phía Việt Nam tại TPP. Mặc dù giá trị gia tăng của ngành da giầy không lớn nhưng với trên 500 DN, 600.000 lao động, ngành da giầy đã mang lại công việc cho một số lượng lớn lao động phổ thông. Trong tổng số lao động đó thì nữ chiếm tới 85%. Song song với các hoạt động thu hút khá lớn nguồn nhân lực thì DN còn tạo ra an sinh xã hội... đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Khi ngành Da giày Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu với lợi thế về nguồn nhân lực "vàng" sẽ tạo điều kiện làm tốt các khâu sử dụng nhiều lao động, đồng thời không có hiện tương gian lận thương mại và đã bảo vệ tốt quyền sở hữu trí tuệ cho các thương hiệu lớn.

Theo Hiệp hội Da- giày- Túi xách Việt Nam, với vai trò bên liên quan có tiếng nói tại các hội nghị Stakeholder ở Peru, Malaysia, tại các hội nghị đã đưa ra quan điểm: Ngành da giày sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường; xóa bỏ thuế nhập khẩu giày trong phạm vi các nước tham gia TPP ngay ngày đầu tiên. Hiện nay ngành này đang làm lợi cho kinh doanh sản phẩm da giày và tạo việc làm tại Mỹ; áp dụng nguyên tắc xuất xứ minh bạch, dễ sử dụng. Cùng với đó, đây cũng là cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ và cơ hội kinh doanh cho các bên. Quan hệ hưởng lợi từ TPP trong việc hình thành chuỗi cung ứng mới và các bên khai thác triệt để lợi ích lẫn nhau. Thậm chí còn nâng cao quan hệ tiếp nhận đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài khối.

Tuy nhiên, đây cũng là thách thức để nâng cao khả năng cạnh tranh so với các nước competitor, nhưng không phải thành viên TPP (đặt biệt là Trung Quốc, Ấn Độ). Nhưng, điều đặc biệt lại có sự thuận lợi khi nhận được ủng hộ của các bên liên quan, đặc biệt từ phía Mỹ: quan điểm ủng hộ của các thượng nghị sĩ Mỹ hay các bang lớn…

Đồng thời, đây cũng là một thách thức lớn trong phương thức kinh doanh cho các DN Việt Nam, bởi DN da giày Việt Nam chủ yếu là gia công nên có mức giá trị gia tăng không, song lại phải chịu ảnh hưởng lớn về một số mặt, như: Phải đạt yêu cầu cao về chất lượng của thị trường nhập khẩu; yêu cầu về lao động; yêu cầu khắt khe của nguyên tắc xuất xứ, đặc biệt khi tham gia TPP sẽ không tránh khỏi đầu tư ồ ạt của các nước khác vào Việt Nam với mục đích nhằm hưởng ưu đãi từ TPP phát sinh cạnh tranh lao động, chi phí đầu vào, đất đai…

Do đó, để chuẩn bị cho giai đoạn tiền TPP, Chính phủ Việt Nam cần phải xây dựng một loạt các chính sách, chủ động để định hướng phát triển Việt Nam thành công xưởng sản xuất trong chuỗi cung ứng thời trang của Mỹ; chuẩn bị hành lang pháp lý phù hợp đàm phán TPP và nhanh chóng đưa chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ, đồng thời quy hoạch phát triển vùng nguyên phụ liệu tạo cơ sở hạ tầng cho ngành phát triển bền vững.

Theo quan điểm của Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, để giúp DN thuận lợi trong việc sản xuất, xuất nhập khẩu, cần có sự ủng hộ đàm phán TPP của Chính phủ. Đồng thời đề nghị nhanh chóng đưa hiệp định TPP có hiệu lực để hưởng ưu đãi thuế. Cùng với "mở cửa" hàng hóa từ Mỹ về để người Việt và người tiêu dùng Mỹ có cơ hội hưởng được sản phẩm với giá tốt hơn. Ngoài ra, cần có chính sách đẩy mạnh liên kết giữa các DN theo dạng chuỗi cung ứng, khi đó giúp DN thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường các nước đối tác thông qua cắt giảm thuế quan, bãi bỏ các điều kiện hạn chế đối với đầu tư, dịch vụ.

Tuy nhiên, về phía DN Việt Nam cần có những sự chuẩn bị như: Cấu trúc lại khách hàng, vùng quốc gia cho phù hợp, cần phải tính đến FTA với EU; đào tạo phát triển đội ngũ quản lý kỹ thuật từng bước làm chủ công nghệ; nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng…

Nguồn: http://baocongthuong.com.vn

Các Tin Tức Khác

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHU TOÀN

Địa chỉ: 261/15/92 Đường Đình Phong Phú, P. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, Tp.HCM

Điện thoại: 08 668 35999 - Fax : 08 668 35999

Hotline: 0908 234 575 _ Mr Trí

Email: congtychutoan@gmail.com

Copyright @ 2015 Chu Toàn All rights reserve.

 

Hỗ trợ trực tuyến
  •   0908 234 575   Mr. Trí